Trị mụn cám bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng, phương pháp nhận được nhiều phản hồi tốt. Nhưng sử dụng trầu không như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa và có thể kết hợp với các nguyên liệu khác không? Bài viết dưới đây Viện Thẩm mỹ JKorea (vienthammyjkorea.vn) sẽ đưa ra các phương pháp các cách dùng trầu không để trị mụn cám hiệu quả.
1, Mụn cám là gì? Lá trầu không có tác dụng gì trong điều trị mụn cám?
Để có thể điều trị dứt điểm mụn cám, ta cần phân biệt được mụn cám với các loại mụn khác. Mụn cám là một loại mụn rất khó điều trị thường bám dai dẳng trên da và nằm khá sâu dưới da vì thế những người bị mụn cám da không được mịn và thường khá sần sùi.
Mụn cám không gây viêm da và thường xuất hiện dưới dạng các đám nhỏ. Tuy mụn cám không gây tổn hại đến sức khỏe, không làm tổn thương da nghiêm trọng như mụn khác nhưng nó lại khó chữa trị vì vậy mà nhiều người bị mụn cám thường khá tự ti và ngại giao tiếp với người khác.
Mặc dù mụn cám không gây viêm da không làm sưng tấy và không gây đau rát nhưng nếu như không có phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc không cẩn thận mụn cám có thể phát thành mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm và gây viêm nhiễm.
Theo Đông Y học, theo nhận định của các chuyên gia trầu không không những có tác dụng tốt với sức khỏe còn có tác dụng trong điều trị mụn cám mang lại hiệu quả vô cùng tốt.
Theo Đông Y học trầu không là vị thuốc có tính cay, hơi nồng và nóng, ấm vì vậy trầu không có nhiều tác dụng lên sức khỏe con người như kháng khuẩn, ngừa viêm, sát trùng, làm chắc răng, tránh đau răng, thơm miệng, giảm đau bụng,..
Nhờ các đặc tính trên nên trầu không được dùng với tác dụng điều trị các bệnh về da đặc biệt trong trầu không chứa hợp chất phenol chavicol có tác dụng khử trùng mạnh. Trong trầu không còn chứa nhiều dưỡng chất cực tốt cho da, giúp giảm các triệu chứng sưng viêm do mụn như vitamin C, muối khoáng, canxi, protein, tanin, carotein, chất béo, chất xơ và một số khoáng chất như là kẽm,.. Ngoài ra, trầu không còn có tác dụng kích thích sản sinh tái tạo tế bào mới làm giảm thâm mụn, làm mờ sẹo, se khít lỗ chân lông, tẩy tế bào chết mang lại làn da sáng mịn, khỏe mạnh.
Vậy nên sử dụng trầu không như thế nào để trị mụn? Bài viết này sẽ tổng hợp các cách trị mụn bằng trầu không vừa đơn giản, có thể áp dụng tại nhà mà nguyên liệu dễ tìm được đông đảo người sử dụng.
2, TOP 6 cách trị mụn cám bằng lá trầu không đơn giản, dễ áp dụng tại nhà
2.1 Nấu lá trầu không xông hơi da mặt trị mụn cám
Xông hơi mặt với nước trầu không là phương pháp khá phổ biến trong giới làm đẹp bởi cách làm của nó không cầu kỳ mà vô cùng đơn giản.
Xông hơi giúp làm giãn nở lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Vì vậy các bụi bẩn, dầu nhờn có thể loại bỏ dễ dàng hơn.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị một nắm lá trầu không loại bánh tẻ không quá non và cũng không được quá già ( khoảng 3 – 6 lá trầu ), 1 cái khăn sạch, nồi để đun và một chậu nhỏ.
Cách tiến hành:
- Bước đầu tiên bạn cần rửa sạch lá trầu và ngâm lá trầu trong nước muối pha loãng khoảng 10 -15 phút. Sau đó cắt hoặc vò nát lá trầu như vậy khi đun các tinh chất trong dầu sẽ ra nhiều và tốt hơn.
- Tiếp theo cho lá trầu vào nồi nước, đun với khoảng 1 lít nước, đun sôi khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
- Khi nấu xong bạn đổ nước ra một chậu sạch, đợi khoảng 3 – 5 phút cho nước nguội bớt sau đó chùm khăn chùm kín qua đầu và cúi mặt gần mới chậu nước trầu không để xông mặt. Xông mặt tới khi nước nguội hoàn toàn thì ngừng.
- Khi xông xong bạn cần rửa lại bằng nước, khi rửa cần nhẹ nhàng để vừa làm sạch được hoàn toàn bụi bẩn và dầu nhờn vừa không gây tổn hại đến da. Tiếp đó bạn nên rửa lại bằng nước lạnh hoặc lăn đá lạnh nhẹ nhàng trên da để làm se khít lỗ chân lông.Vì xông hơi làm giãn nở lỗ chân lông nên khi không làm se khít lỗ chân lông kịp thời sẽ có tác dụng ngược đó là các bụi bẩn sẽ ăn sâu vào da hơn từ đó da trở nên bít tắc hơn.
Với phương pháp này bạn có thể áp dụng từ 1 – 2 lần / tuần. Khi duy trì sử dụng phương pháp này từ 2 tháng trở đi bạn sẽ cảm nhận làn da đã được cải thiện rõ rệt.
2.2 Mặt nạ trị mụn cám và vết thâm từ nước cốt lá trầu không
Mặt nạ từ nước cốt lá trầu không không những trị được mụn mà còn có tác dụng hỗ trợ làm sáng da mang lại làn da trắng sáng và đều màu cho người dùng.
Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 20 lá trầu không
Các bước tiến hành làm mặt nạ bằng lá trầu
- Rửa sạch trầu không sau đó ngâm toàn bộ trầu không với nước muối khoảng 15 – 20 phút để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó vớt ra để ráo nước.
- Khi trầu không đã khô đem luộc với khoảng 1 lít nước, luộc đến khi sôi thì tắt bếp thêm đợi tầm 5 phút.
- Tiếp theo cho vào máy xay để xay nhuyễn. Dùng khăn sạch hoặc lưới để lọc bỏ phần bã trầu.
- Cho phần nước cốt vừa lọc được đun trên bếp ở lửa nhỏ khuấy đều đến khi hỗn hợp sền sệt thì ngừng. Để nguội bớt cho vào lọ thủy tinh bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần
Hướng dẫn sử dụng
- Trước khi đắp mặt nạ trầu không bạn cần phải rửa sạch mặt với các sản phẩm như nước tẩy trang, sữa rửa mặt để làm sạch da như vậy khi đắp mặt nạ cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 1 thìa rồi thoa đều khắp mặt, nhưng nhớ phải tập trung ở vùng nhiều mụn và thâm sạm.
- Đắp trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Duy trì đắp mặt nạ trong vòng 1 – 2 tháng và mỗi tuần đắp khoảng 2 -3 lần tùy tình trạng của mụn.
2.3 Mặt nạ trị mụn cám và vết thâm mụn bằng lá trầu không kết hợp với mật ong
Mật ong giống như một chất chống oxy hóa tự nhiên do vậy có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch da, giúp làn da được khỏe mạnh và trắng sáng. Vì vậy mật ong được dùng để làm mặt da làm đẹp da. Do đó khi mật ong và trầu không kết hợp với nhau sẽ giúp tăng cường các dưỡng chất và vitamin có trong trầu không khi đó sẽ thúc đẩy các nhân mụn và tái tạo làn da.
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá trầu không, 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất
Hướng dẫn cách làm
- Rửa sạch trầu không sau đó ngâm với nước muối trong 15 – 20 phút.Để ráo sau đó cắt nhỏ đem giã nhuyễn lấy nước cốt.
- Lấy khoảng 2 -3 thìa nước cốt lá trầu không trộn với mật ong, khuấy 1 chiều đến khi thành hỗn hợp dạng sệt.
Hướng dẫn cách sử dụng
- Trước khi đắp mặt nạ bạn cần làm sạch da đảm bảo loại bỏ đc bụi bẩn trên da mặt.
- Dùng bông tăm sạch thấm vào hỗn hợp rồi chấm lên những vùng có mụn cám.
- Thời gian đắp mặt nạ: Để mặt nạ trên da khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Mỗi tuần đắp 2 – 3 lần và duy trì dùng ít nhất khoảng 3 tháng, sau 3 tháng bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rõ rệt và có phần sáng hơn.
2.4 Trị mụn cám bằng lá trầu không và muối
Muối là một nguyên liệu nhận được nhiều đánh giá tốt ở tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy khi muối và trầu không kết hợp với nhau sẽ cho ra công thức có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn mạnh và trả lajic ho bạn làn da sạch, mịn màng.
Phương pháp này đặc biệt sẽ phù hợp với những bạn có làn da dầu vì ngoài chức năng làm sạch mụn thì mặt nạ từ trầu không và muối còn có thể hỗ trợ kiềm dầu khá tốt.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 10 – 15 lá trầu và 1 thìa muối trắng , 1 cốc nước lọc.
Cách tiến hành
- Rửa sạch trầu không với nước và ngâm trong nước muối 15 – 20 phút sau đó lấy ra và để ráo nước để tránh được những bụi bẩn và vi khuẩn ở trên lá, hạn chế những tác dụng không mong muốn khi đắp mặt nạ.
- Tiếp theo cho lá trầu , 1 thìa muối và 1 cốc nước lọc vào trong cối xay, xay nhuyễn đến khi các thành phần hòa vào với nhau.
- Sau đó dùng một khăn nhỏ hoặc giấy lọc, lọc tách nước, loại bỏ phần bã chỉ lấy nước cốt.
Cách sử dụng
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ – rửa sạch mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt.
- Dùng bông tẩy trang thấm nhẹ nhàng vào nước cốt lá trầu & muối, để lên da sau đó vỗ nhẹ khoảng 5s rồi lau toàn bộ vùng da mặt. Cứ làm như vậy khoảng 10 – 15 phút ( những vùng bị nặng thì để lâu hơn và đắp nhiều hơn.)
- Sau khoảng 10 – 15 phút thì rửa sạch lại với nước. Tuần dùng 1 – 2 lần.
2.5 Hơ lá trầu không đắp mặt trị mụn
Đây là phương pháp trị mụn dân gian có thể coi là đơn giản dễ thực hiện nhất và hiệu quả mang lại cũng vô cùng tích cực. Khi lá trầu được hơ nóng trên sữa sẽ tiết ra nhiều chất có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn. Cùng với các dầu khoáng từ trầu không khi đắp lên trên da sẽ thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen từ đó làn da sẽ trông tươi tắn và khỏe hơn.
Phương pháp này còn được nhiều chị em áp dụng để dưỡng trắng da tại nhà.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 7 lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên ta cần rửa sạch lá trầu và ngâm trong nước muối rồi để khô.
- Hơ lá trầu trên lửa đến khi hơi chuyển màu thì ngừng. Sau đó đợi cho lá trầu nguội bớt thì đắp lên vùng da mặt. Đắp khoảng 30 phút, thì rửa sạch lại với nước. Đắp 1 lần/tuần.
- Trước khi đắp bạn nên làm sạch da.
2.6 Rửa mặt hằng ngày bằng nước lá trầu không
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 8 lá trầu không, 1 cốc nước nóng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối.
- Vò nát trầu không rồi cho vào 1 cốc nước nóng để khoảng 5 – 10 phút cho nguội bớt. Sau đó dùng nước này rửa mặt mỗi ngày.
3, Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng lá trầu không
- Để tránh trường hợp da bị khô vậy nên không đắp mặt nạ bằng trầu không quá nhiều trong 1 tuần, không đắp quá lâu, thời gian tối đa đắp mặt nạ là 20 phút.
- Để tránh da bị khô sau khi đắp mặt thì bạn nên cấp ẩm cho da bằng nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm để giữ độ ẩm, giữ nước ở trên da.
- Mặc dù trầu không là thành phần thiên nhiên lành tính nhưng lại có tính sát khuẩn mạnh nên để tránh bị kích ứng bạn nên test trên da trước khi đắp lên da mặt.
- Tẩy tế bào chết cho da khoảng 1 – 2 lần/ tuần để hạn chế bụi bẩn và bã nhờn.
- Không thức quá khuya và xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học.
Tham khảo thêm một số cách làm đẹp khác: